Bệnh viên Âu Cơ

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

Đăng ngày: 29-05-2019 10:21 am

Các phương pháp nội soi ung thư vú dành cho thai phụ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn trong việc chẩn đoán bệnh và có kế hoạch điều trị thích hợp.

Ngực của bạn sẽ thay đổi trong quá trình mang thai, kích cỡ ngực có thể tăng gấp đôi, săn chắc và nặng hơn bình thường. Những thay đổi này khiến bạn khó phân biệt đâu là triệu chứng của ung thư vú. Ngoài ra, việc lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khiến bạn bị hạn chế trong việc chẩn đoán sớm. Do đó, các phương pháp nội soi ung thư vú sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn an tâm hơn khi chẩn đoán bệnh trong thời kỳ mang thai.

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư vú ở thai phụ

Hầu hết các u nang ở vú trong thời kỳ mang thai không phải là ung thư. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng ung thư vú giai đoạn đầu cũng có thể xuất hiện dưới dạng khối u khi bạn đang có thai. Bạn nên báo với bác sĩ về những khối u đáng ngờ. Bác sĩ sẽ chú ý đến chúng và đề nghị bạn làm các xét nghiệm xem chúng có phải là ung thư vú hay không.

Bạn không nên đợi đến khi sinh con xong hoặc kết thúc giai đoạn cho bé bú sữa mới khám bệnh. Phát hiện sớm sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trong việc điều trị ung thư vú hơn. Ngoài ra, bạn không nên lo lắng vì bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị hợp lý để không gây ảnh hưởng xấu đến em bé.

Chụp quang tuyến vú (nhũ ảnh)

Trong quá trình này, một lượng nhỏ các tia X được sử dụng để chụp nhũ ảnh. Các tia X sẽ tập trung vào vú. Hầu hết chúng không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, việc chụp quang tuyến vú khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ sẽ đề nghị chụp nhũ ảnh này khi bạn bắt gặp những triệu chứng bất thường ở vú, bao gồm:

  • Xuất hiện u ở vú;
  • Có máu hoặc dịch bất thường ở núm vú (nhũ hoa);
  • Da ở phần vú bị thay đổi;
  • Các triệu chứng bất thường khác.

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, bạn không được khuyến cáo chụp nhũ ảnh thường quy.

Siêu âm vú

Ở quá trình này, các sóng đặc biệt được sử dụng nhằm giúp bác sĩ ghi lại hình ảnh bên trong vú. Siêu âm vú được sử dụng trước khi chụp nhũ ảnh.

Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem đó là khối u dạng cứng hay nang. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định khối u cứng là ác tính hay lành tính.

Khi vú trở nên quá cứng và hình ảnh qua chụp nhũ ảnh không rõ, hay bác sĩ không thể nhận diện được khối u qua xét nghiệm hình ảnh, bạn sẽ được đề nghị làm siêu âm. Việc này không ảnh hưởng đến tình trạng của bạn. Khi quá trình siêu âm kết thúc, bạn có thể ăn uống bình thường và về nhà.

Sinh thiết

Nếu vú của bạn có những chỗ bất thường (những điểm được thấy qua chụp nhũ ảnh hay siêu âm), bạn sẽ được đề xuất sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô vú để kiểm tra qua kính hiển vi và sử dụng đầu hút hoặc các thiết bị chuyên dụng cho các mẫu thí nghiệm này.

Quá trình này thường được thực hiện tại khoa khám bệnh. Sau khi thực hiện xong, bạn có thể về nhà. Bác sĩ sẽ sử dụng chất gây tê xung quanh khu vực lấy sinh thiết. Bất kể loại gây tê gì cũng đều khá an toàn cho thai nhi.

Sinh thiết kim an toàn cho bạn. Nếu bạn đang trong quá trình cho con bú, sinh thiết bấm có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có thể nằm trong vùng bị ảnh hưởng.

Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)

Nếu khối u được nghi ngờ là ung thư vú, bạn nên thông qua MRI (cộng hưởng từ) để được kiểm tra. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về MRI cho thấy quá trình này không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho thai phụ, tuy nhiên sự an toàn, chắc chắn vẫn chưa được khẳng định. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ nếu bạn có ý định thực hiện quá trình chụp MRI.

Trên đây là một số liệu trình nội soi ung thư vú hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay. Chúng an toàn cho thai nhi. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy những điều bất thường liên quan đến vú, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và thực hiện các phương pháp nội soi ung thư vú phù hợp để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé.